Category Archives: Tips học tiếng Anh

Một số tips cho người luyện thi IELTS

Tôi biết là rất nhiều các bạn học sinh ở Việt Nam cần chứng chỉ IELTS và cũng gặp không ít khó khăn trong việc luyện tập để đạt được điểm thi mong muốn. Cá nhân tôi thì đã thi IELTS 3 lần trong vòng hai năm. Lần thứ nhất và thứ hai cách nhau một năm, đều được 7.5 Overall (Writing: 7.5; Reading: 8.0; Listening: 7.5; Speaking: 6.0/6.5) với module speaking xuống thấp tới 6.0, nghĩa là tôi không có một sự tiến bộ nào, thậm chí còn tụt dốc sau khi đã đi du học được một năm. Lần thứ ba là một tháng sau đó khi tôi ở Anh, với tâm trạng khá cay cú, được 8.0 Overall (Writing: 7.5; Reading: 8.0; Listening: 8.5; Speaking: 7.5) với không module nào dưới 7.5.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?

Trước hết bạn nên nhớ, một bài kiểm tra không thể phản ánh hết khả năng và trí thông mình của bạn được, mà hơn hết nó là phong độ của bạn trong hôm thi nhất định đó. Tuần này bạn làm bài nghe được 6.0, tuần sau có thể lên 7.0. Một vài lỗi sai cơ bản như không viết hoa tên riêng, không thêm “s”, có thể đánh tụt điểm của bạn xuống. Song, nói qua cũng phải nói lại, nếu có sự luyện tập kĩ lưỡng và lâu dài thì hoàn toàn có thể tránh các lỗi đáng tiếc này. Ngoài ra, điểm Overall của bạn là trung bình làm tròn lên của bốn modules, nghĩa là một vài dao động nhỏ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Tóm lại, sự kém phong độ cũng không thể giải thích cho một số điểm quá thấp được. Chỉ có thể trách bạn đã không chuẩn bị đủ tốt mà thôi.

Quay lại với câu hỏi ban đầu, tôi đã nâng số điểm của mình lên chỉ sau một tháng như thế nào? Tất nhiên có rất nhiều lý do khách quan (vớ vẩn) ảnh hưởng đến phong độ của tôi, ví dụ như: chất lượng tai nghe, thiếu ngủ v.v. Song, lý do chính vẫn là ở sự luyện tập, kĩ năng làm bài và tâm lý của tôi.

Tôi có một số tips cho các bạn như sau:

1. Làm hết tất cả các sách có thể. Đây là cách duy nhất để bạn có thể quen với dạng bài và nắm vững các kĩ năng để hoàn thành bài thi hiệu quả trong khoảng thời gian cho phép. Một số đầu sách phổ biến như: Cambridge Practice Test 1-8, Ielts Plus, 202 Useful Exercises for IELTS, A book for Ielts, Longman IELTS Practice Test/Plus, etc. Lần đầu thi, tôi đã làm hơn 15 đầu sách để có được điểm 7.5, ngoài ra tôi học tiếng Anh từ rất sớm. Chăm chỉ là chìa khoá thành công duy nhất trong trường hợp này.

2. Luôn bấm giờ khi làm bài thi thử. Như vậy, bạn sẽ quen với áp lực trong phòng khi và tự tăng tốc bản thân.

Phần thi nghe và đọc: 

3. Luôn chú ý các âm s và các từ cần phải viết hoa. Đôi khi bạn có thể đoán bằng cách xem xét kĩ bối cảnh và ngữ pháp ở câu cần điền từ. Ví dụ: Phải điền vào students and … thì vì students là số nhiều và từ nối là “and”, có thể khá chắc chắn từ phải điền cũng ở dạng số nhiều.

4. Gạch các từ khoá để khi nghe/đọc không bị rối. Ở dạng bài tìm heading hoặc tìm ý chính, để tiết kiệm thời gian, chỉ cần đọc câu đầu và câu cuối là có thể suy luận được bởi cách viết tiếng Anh trong IELTS thường rất rõ ràng. Ngoài ra, một phương pháp đọc nhanh là đặt mắt ở các dòng trắng để có thể đọc cả hai dòng cùng một lúc, hoặc đọc theo hình zig zag, hoặc chỉ ngón tay theo.   

5. Xem các chương trình của BBC để làm quen với giọng người Anh. Một số từ người Anh phát âm rất đặc trưng và rất khác với tiếng Anh Mỹ. Ngoài ra, cách viết cũng có nhiều sự khác biệt cần phải lưu ý.

Phần thi nói: Bí kíp nâng điểm từ 6.0 lên 7.5:

6. Tự tin. Tỏ ra mình biết mình đang nói gì (dù mình không hiểu mình đang chém gì). Phát âm từng từ một có thể chưa chuẩn nhưng sự lưu loát và mạch lạc rất quan trọng.

7. Giao tiếp thoái mái với tâm lý là đang trò chuyện với một người muốn biết thêm về mình và các ý kiến của mình.

8. Chuẩn bị trước các chủ đề bằng cách gạch đầu dòng các ý chính và luyện tập với bạn bè hoặc trước gương. Nếu trong lúc thi mà cạn ý, luôn có thể giải thích một cách tự nhiên là bản thân không dám chắc về vấn đề này và bày tỏ các suy nghĩ/ cảm xúc cá nhân (phần lớn là bộc phát).

9. Ghi nhớ một số thành ngữ và các cụm danh từ phổ biến. 

Phần thi viết: Bí kíp để được 7.5:

10. Luôn làm dàn ý trước khi viết.

11. Mẫu bài viết (task 2) như sau: 

Một bài viết cần có kết cấu: Mở bài, thân bài và kết luận.

Trong phần thân bài, chia ý thành 2 đoạn: đối lập hoặc bổ sung.

Mỗi đoạn có 2 ý nhỏ, bao gồm 5 đến 6 câu. Mỗi ý cần có: Câu luận điểm, câu bổ sung, câu ví du. Ba câu này phải có cách viết khác nhau, ví dụ: một câu phức, một câu ngắn, một câu có phần trạng ngữ, bổ ngữ dài, v.v.

Phần kết luận chỉ cần viết lại phần mở bài theo một cách khác với một câu chốt khẳng định mình ủng hộ ý kiến nào.

12. Chuẩn bị các mẫu câu/ mở bài/ kết luận sẵn. Hầu như các bài viết của tôi đều có một dạng mở bài chung, cho phép tôi có thể viết kín hai mặt giấy (hoặc hơn) trong thời gian cho phép.

 

Dưới đây là một bài viết mẫu của tôi được giáo viên chấm 7.5:

Q: Only formal examinations, written or practical, can give a clear picture of students’ true knowledge and ability at university level. Continuous assessment like course work and project are poor measures of student ability. In what extent do you agree or disagree?

A: The assessment methods of students at the university level have experienced a number of changes since the dawn of education. Some people believe that only formal examinations, written or practical, can approach to students real understanding. However, researchers lately have continuously proved that course work and project are a more feasible way in judging students’ comprehensive ability.

To begin with, continuous assessment helps learners to prepare themselves for the examinations in a relaxing way. Course work and project do not require a fixed time to take place, which means students do not have to study the whole schedule at the end of terms; instead, they get used to it throughout the year with willingness and enthusiasm. On the other hand, formal examinations are likely to have negative effects on students mentally and physically as a result of the time they are conducted. More specifically, a phobia among students can be caused, followed by a great amount of stress as they are under an obligation to study an extensive syllabus before the examinations.

In addition, on-going assessment allows graduates to do research in the form of project work and deal with materials in their own ways. It is they key to nurturing students’ creativity, independence and responsibility for their own matters. On the contrary, when being under pressure to get a good mark in end-of-term examinations, learners may possibly just study the necessary subjects by heart, which obviously prevents examiners from measuring students’ true knowledge. Apparently, the actual aim of this kind of assessment is principally to test students’ memory, especially with a written set of questions based on the textbooks.

In conclusion, continuous assessments have proved to be the more effective ways compared to formal examination. Such methods benefit both learners and examiners in evaluating students’ skills as well as their real understanding.

Tôi hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho người luyện thi IELTS là bạn. Nếu bạn có câu hỏi gì, hoặc cần các bài viết mẫu có thể để lại bình luận ở bài viết này hoặc gửi email cho tôi tại: gau_white@yahoo.com, tôi sẽ cố gắng phản hồi ngay khi có thể.

Hồng Gấu

2 bình luận

Filed under Bài viết, Tips học tiếng Anh